Nằm trong chuỗi các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024, chào mừng kỷ niệm 32 năm ngày thành lập thị xã Hồng Lĩnh, hướng tới chào mừng Đại hội MTTQ các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng ngày 22/2, UBND, UBMTTQ  phường Bắc Hồng, Ban quản lý di tích danh thắng Chùa Hang phối hợp  tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân Giáp Thìn năm 2024.

Di tích danh thắng chùa Hang

 

Toàn cảnh buổi lễ
Đại biểu tham dự buổi lễ

Đến dự có đồng chí các Lê Thành Đông, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy; Nguyễn Thăng  Long, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã; Nguyễn Huy Hùng, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã cùng các đồng chí trong BTV Thị ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ, các phòng, ban, ngành, đoàn thể thị xã; các phường xã và đông  đảo tăng ni, phật tử, nhân dân trong và ngoài địa phương.

Đánh trống, chiêng khai hội

    Chùa có niên đại khá muộn, không gian thờ tự dựa trên yếu tố tự nhiên là chính và do nhiều lý do nên dần bị rơi vào lãng quên. Theo một số tài liệu, thì trong bài viết "Hoan Châu phong thổ ký" của Tiến sĩ Trần Danh Lâm (1704 - 1777) có nhắc đến chùa Động Dang (một số nhà nghiên cứu cho rằng khả năng đây là Chùa Hang ngày nay). Quá trình tìm hiểu cũng được biết, núi Hồng Lĩnh xưa có 8 cửa truông để đi qua Hồng Lĩnh từ tây sang đông và từ bắc xuống nam, như: Truông Cổng Khánh, truông Vắn (Cố Ghép)... có nhiều hang động: Động 12 Cửa, động Chẻ Hai, động Hàm Rồng, động Đá Hang,...Tuy nhiên, đến nay, việc Chùa Hang xuất hiện từ khi nào thì vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép cụ thể.

Bà Phạm Thị Hoàng Yến, Phó Chủ tịch UBND phường Bắc Hồng, Trưởng Ban quản lý di tích Danh thắng Chùa Hang thay mặt cấp ủy, chính quyền phường phát biểu tại buổi lễ.

Các đồng chí lãnh đạo Thị xã tặng hoa chúc mừng

...lãnh đạo phường tặng hoa chúc mừng

    Đến cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Chùa được ông Trần Văn Phú (trú tại TDP 7, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh) đứng ra phát tâm kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, các tăng ni phật tử, bà con Nhân dân gần xa đóng góp công sức bảo tồn, xây dựng và phát triển. Trong một lần đi hái lá làm thuốc, ông đã phát hiện ra ngôi chùa không biết đã bị phế tích từ bao giờ. Gọi là chùa nhưng chỉ còn lại một cái Hang đá nhỏ hoang tàn bởi sự vùi lấp đất đá của thời gian, đi sâu vào trong chỉ còn sót lại một số tượng Phật bằng gỗ bị mục ruỗng, các đồ thờ tự đại đa số đã bị hỏng. Mở rộng tìm kiếm xung quanh, ông phát hiện thêm nhiều dấu tích của nền móng cũ các ngôi nhà như: Nhà Tổ, nhà Tăng, đài Quan Thế Âm...Từ khi phát hiện ngôi chùa ông Phú hết sức trăn trở, phải chăng đây là thiện căn của bản thân được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giao phó trọng trách. Ông thiết nghĩ "Khi cái duyên đã đến mà mình không làm ắt là có tội với hậu thế mai sau". Xuất phát từ suy nghĩ đó, ông đã vận động các Phật tử phát dọn cây cối và tôn tạo lại ngôi Tam Bảo, đặt bát hương thờ phụng Đức Phật. Tiếng lành đồn xa, càng ngày càng nhiều Phật tử biết đến chùa; với tâm đức của mình các Phật tử, các nhà hảo tâm; các doanh nghiệp, doanh nhân đã từng bước góp công, góp của, tổ chức khôi phục dần từng hạng mục; và đến nay đã là một quần thể với các điểm tín ngưỡng như: Khuôn viên tượng quan âm (tượng đứng); Cung A Di Đà; Cung Tam bảo (cung chính - Chùa Hang); Cung thờ mẫu; Cung thờ tượng quan âm và khu vực thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Thượng tọa Thích Chánh Thành, Trưởng Ban trị phật giáo thị xã phát biểu

    Các điểm tín ngưỡng thờ tự quy mô nhỏ, nằm lưng chừng sườn núi, hài hòa trong khung cảnh chung. Sự phân bố các điểm thờ tự cùng hệ thống đường dạo, hành lang nội bộ, vườn cảnh tạo nên mối tổng hòa trong không gian thờ tự vừa có sự uy nghiêm, vừa có nét dung dị, vừa có sự huyền bí nhưng rất gần gũi và cùng với cảnh quan chung của danh thắng Núi Hồng đã tạo nên một điểm đến hấp dẫn trong hệ thống du lịch - văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh.

Ông Thái Công Dũng, Trưởng Ban hộ tự di tích danh thắng Chùa Hang phát biểu cảm ơn

    Với bạt ngàn thông reo và những thảm cỏ xanh mướt, dòng nước mát từ đập Khe Môn chảy vào hồ cảnh của vườn Lâm Tỳ Ni. Đến nay, quần thể chùa Hang đã được công nhận là Di tích danh thắng cấp Tỉnh với cảnh đẹp nên thơ được ví như “Đà Lạt thu nhỏ” đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trong hệ thống du lịch văn hóa tâm linh của thị xã Hồng Lĩnh.

    Lễ hội Xuân Giáp Thìn năm 2024 tại Chùa Hang,  là dịp quảng bá hình ảnh vẻ đẹp đặc sắc và các giá trị văn hóa của ngôi chùa; qua đó tiếp tục bảo tồn, gìn giữ và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân, các phật tử cũng như tuyên truyền, quảng bá  du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh.

Lãnh đạo thị xã dâng hương

    Tại lễ khai mạc, ngoài các phần lễ, các đại biểu tham dự và du khách thập phương còn được tham quan du ngoạn cảnh đẹp của Chùa Hang./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Văn bản mới ban hành
    PHÁT THANH PHƯỜNG BẮC HỒNG
    Bản đồ phường Bắc Hồng
     Liên kết website
    Thống kê: 378.937
    Online: 52